Top 15 công ty phát triển nhanh nhất tại châu Á
Ancora Indonesia Resources kinh doanh kim loại, dầu và chất nổ dùng trong khai thác mỏ. Cổ phiếu của hãng đã được niêm yết trên sàn Jakarta. Ancora có hai công ty con là MNK – đơn vị khai thác amoni nitrat duy nhất tại Indonesia, và Bormindo – đơn vị khai thác dầu khí trên biển.
Việt Nam góp mặt một đại diện trong danh sách 15 công ty có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất khu vực suốt 5 năm qua theo bình chọn của CNBC.
Các doanh nghiệp trong danh sách này được bình chọn dựa trên mức tăng trưởng doanh thu hằng năm từ 2005 đến 2010. Đây cũng là những công ty được niêm yết tại các thị trường lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với giá trị vốn hóa thị trường trên 50 triệu USD.
1. Heilongjiang InterChina Water (Trung Quốc)
![]() |
Tăng trưởng trung bình năm: 988% Lĩnh vực: Xử lý nước Heilongjiang InterChina là nhà cung cấp dịch vụ xử lý nước tại tỉnh Sơn Tây, Thanh Hải và Bắc Kinh. Công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải với giá trị vốn hóa thị trường là 854 triệu USD. Năm 2007, InterChina Water đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc xây dựng 103 nhà máy xử lý nước thải tại tỉnh Hồ Nam. Năm 2010, hãng này công bố mức lợi nhuận đạt 6,5 triệu USD, tăng 50% so với năm 2009. Doanh thu cũng tăng từ 13 triệu USD năm 2009 lên 23,5 triệu USD năm 2010. |
2. Fortescue Metals (Australia)
![]() |
Tăng trưởng trung bình năm: 383% Lĩnh vực: Tài nguyên thiên nhiên Fortescue Metals là nhà khai thác quặng sắt lớn thứ ba Australia với giá trị vốn hóa thị trường 21,2 tỷ USD. Được thành lập năm 2003, hãng này đã xuất khẩu tới hơn 27 triệu tấn quặng sắt một năm sang Trung Quốc. Fortescue có trụ sở chính tại Perth và được niêm yết trên sàn chứng khoán Australia. |
3. Truba Alam Manunggal Engineering (Indonesia)
![]() |
Tăng trưởng trung bình năm: 313% Lĩnh vực: Xây dựng, nặng lượng Truba Alam Manunggal Engineering là nhà thầu trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp này được thành lập năm 2001 tại Balikpapan, Borneo. Hãng đã có mặt trên sàn chứng khoán Jakarta với giá trị vốn hóa thị trường là 125 triệu USD. Trong năm nay, công ty con của hãng là Truba Java Engineering đã thắng các gói thầu với tổng trị giá 115 triệu USD, vượt qua mức năm 2010 là 100 triệu USD. |
4. Aquila Resources (Australia)
![]() |
Tăng trưởng trung bình năm: 308%
Lĩnh vực: Tài nguyên thiên nhiên Aquila Resources khai thác than, quặng sắt và mangan. Aquila có giá trị vốn hóa thị trường là 3,3 tỷ USD và hiện đang thực hiện các dự án tại Australia, Nam Phi, Botswana và Indonesia. Do nhu cầu cao đến từ thị trường Trung Quốc mà xuất khẩu tài nguyên trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất của Australia. Nước này cũng là nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất cho Trung Quốc. Ước tính thương mại giữa hai nước đạt khoảng 83 tỷ USD/năm. |
5. Chuỗi bách hóa Matahari (Indonesia)
![]() |
Tăng trưởng trung bình năm: 230% Lĩnh vực: Bán lẻ Chuỗi bách hóa Matahari (MDS) là chuỗi bán lẻ lâu đời và lớn nhất tại Indonesia. Matahari được thành lập năm 1958 với 80 đại lý bách hóa, 39 cửa hàng tiện lợi, 29 siêu thị, 46 trung tâm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và hơn 90 trung tâm giải trí. Hãng này sở hữu tới 25% thị phần tại Indonesia. Matahari đã có mặt trên sàn chứng khoán Jakarta với 868 triệu USD giá trị vốn hóa thị trường. |
6. Roc Oil (Australia)
![]() |
Tăng trưởng trung bình năm: 217% Lĩnh vực: Tài nguyên thiên nhiên Roc Oil là một hãng dầu khí của Australia với giá trị vốn hóa thị trường là 284 triệu USD. Roc Oil được thành lập năm 1997 và có mặt trên sàn chứng khoán Australia năm 1999. Roc Oil hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, sản xuất dầu thô và khí tự nhiên. Hoạt động của hãng được mở rộng tại Australia, Anh, Mauritani, Ghi-nê Xích đạo, Angola, Trung Quốc và New Zealand. Ngoài ra, hãng còn liên doanh với các doanh nghiệp dầu khí của Trung Quốc như PetroChina và CNOOC, Petronas của Malaysia và Pertamina của Indonesia. Roc Oil công bố đạt doanh thu 235,4 triệu USD năm 2010.
|
7. Paladin Energy (Australia)
![]() |
Tăng trưởng trung bình năm: 216% Lĩnh vực: Tài nguyên thiên nhiên Paladin Energy là doanh nghiệp khai thác urani lớn thứ hai Australia. Ngoài hoạt động trong nước, hãng còn có các dự án tại châu Phi và Canada. Với giá trị vốn hóa thị trường 2,7 tỷ USD, hãng đã niêm yết cổ phiếu tại ba sàn chứng khoán là Australia, Torronto và Nambia. Sau thảm họa tự nhiên kinh hoàng tại Nhật hồi tháng 3, cổ phiếu của các hãng khai thác urani, trong đó có Paladin, đã bị mất giá do lo ngại các nước sẽ hoãn lại các dự án điện hạt nhân. Trong 9 tháng đầu năm tài chính 2010 – 2011, sản lượng của hãng đã tăng kỷ lục (47%), doanh số bán ra cũng tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. |
8. Ancora Indonesia Resources (Indonesia)
![]() |
Tăng trưởng trung bình năm: 201% Lĩnh vực: Tài nguyên thiên nhiên Ancora Indonesia Resources kinh doanh kim loại, dầu và chất nổ dùng trong khai thác mỏ. Cổ phiếu của hãng đã được niêm yết trên sàn Jakarta. Ancora có hai công ty con là MNK – đơn vị khai thác amoni nitrat duy nhất tại Indonesia, và Bormindo – đơn vị khai thác dầu khí trên biển. Ancora có 66,9 triệu USD giá trị vốn hóa thị trường. Hãng đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng doanh thu 25% trong năm nay. Hãy xem thêm những công việc đang ứng tuyển sau đây:
|
Leave a Reply